Những chiếc răng kẹ thừa mọc không đúng hàng lối, hay mọc cả vào những vị trí đã có răng khác tồn tại không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác. Vậy những vấn đề đó là gì, có nguy hiểm không và quan trọng nhất là có răng kẹ thừa nên xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Răng kẹ là gì?
Một hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp là mong muốn của bất cứ ai. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy trên hàm răng xuất hiện những chiếc răng thừa bên cạnh những chiếc răng chính. Điều này không chỉ khiến họ lo lắng vì ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, sự tự tin trong giao tiếp. Những chiếc răng như vậy được gọi là răng kẹ.
Răng kẹ là thuật ngữ sử dụng để chỉ chiếc răng thừa mọc thêm – chen ngang vào giữa những chiếc răng khác. Răng kẹ có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm, nhiều nhất là giữa 2 răng cửa, với một hoặc nhiều răng.
Nguyên nhân hình thành răng kẹ
Trên thực tế, nguyên nhân hình thành răng kẹ rất khó có thể nghiên cứu để cho ra một kết quả rõ ràng. Theo những nghiên cứu gần đây, xác định được một số nguyên nhân dẫn đến răng kẹ như sau:
- Sự bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của mầm răng
- Do tình trạng sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner
- Do được di truyền từ bố mẹ: Nếu bố hoặc mẹ có răng kẹ hoặc từng có răng kẹ thì con sinh ra cũng có nguy cơ có răng răng kẹ từ nhỏ.
Đọc thêm: Di truyền ảnh hưởng tới hàm răng thế nào?
Răng kẹ có ảnh hưởng gì không?
Răng kẹ sau khi mọc và phát triển đầy đủ có thể dài tương đương những chiếc răng bình thường. Răng kẹ thường không gây đau nhưng về lâu dài có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể dẫn đến những vấn đề sau:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Đây là tác hại rõ ràng nhất mà những chiếc răng kẹ gây nên. Do mọc chen vào những vị trí trên cung răng nên có thể khiến răng mọc xô lệch, khấp khểnh, phá đi sự cân bằng giữa cung hàm. Dẫn đến gương mặt cũng bị ảnh hưởng và nhiều vấn đề sau này.
Những người có răng kẹ thường mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và các mối quan hệ xã hội.
Rối loạn khớp thái dương
Răng kẹ có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa các hàm răng, gây ra rối loạn khớp thái dương. Điều này có thể làm đau miệng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, và có thể dẫn đến các vấn đề khác như đau cơ hàm, đau đầu và mệt mỏi.
Khó vệ sinh răng miệng
Răng kẹ làm cho việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa trở nên khó khăn hơn. Thức ăn thường mắc lại vị trí những chiếc răng này và không được làm sạch triệt để. Việc không làm sạch được một số vùng răng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và viêm nướu.
Từ những ảnh hưởng trực tiếp của răng kẹ đến thẩm mỹ và sức khỏe mà bài viết đã đề cập ở trên có thể thấy rằng việc xử lý răng kẹ là điều rất cần thiết. Tùy vào mỗi tình trạng khác nhau sẽ có cách xử lý cho phù hợp.
Răng kẹ ở trẻ em nên xử lý thế nào?
Răng kẹ thường xuất hiện khá sớm từ nhỏ. Nếu được phát hiện sớm, việc xử lý răng kẹ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Trong trường hợp chiếc răng đó mọc cách xa những chiếc răng khác thì cách đơn giản nhất là nhổ bỏ. Sau đó theo dõi các răng còn lại, nếu:
- Răng phát triển bình thường, tự đóng lại khoảng trống thì không cần can thiệp gì thêm.
- Răng không tự đóng lại mà để lại khoảng trống thì bác sĩ sẽ chỉ định chỉnh nha để kéo chỉnh răng.
Răng kẹ ở người lớn nên xử lý thế nào?
Đối với người lớn, đã bước vào độ tuổi trưởng thành, răng kẹ càng có những tác động lớn hơn đến sinh hoạt, công việc hay học tập. Đặc biệt là răng kẹ mọc ở nhóm răng cửa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Điều trị răng kẹ ở người lớn sẽ phức tạp hơn so với trẻ em. Cụ thể, có 3 hướng điều trị răng kẹ như sau:
Nhổ răng kẹ thừa rồi niềng răng
Việc làm đầu tiên và cũng rất cần thiết là loại bỏ răng kẹ, sau đó niềng răng để điều chỉnh khớp cắn cũng như hướng răng để răng được đều và không bị thưa.
Hiện nay, niềng răng đã trở nên rất phổ biến có thể áp dụng với nhiều độ tuổi tình trạng răng như: răng thưa, răng khấp khểnh, răng hô, răng móm,… Do đó, với tình trạng răng thưa hay không đều do ảnh hưởng của răng kẹ, niềng răng hoàn toàn có thể khắc phục được.
Trước khi tiến hành niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và thăm khám cẩn thận để thống nhất phương án điều trị, phương pháp điều trị cũng như chi phí.
Các phương pháp niềng răng hiện nay đều có những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được phương pháp phù hợp với nhu cầu cũng như chi phí của mình, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị:
– Niềng răng mắc cài kim loại:
Là một phương pháp điều chỉnh vị trí răng sử dụng mắc cài kim loại để áp lực và di chuyển răng vào vị trí mong muốn. Đây là phương pháp điều trị truyền thống và rất phổ biến trong việc điều chỉnh răng kẹ hoặc răng chệch. Với các ưu điểm:
- Chi phí vừa phải, phù hợp với nhiều gia đình.
- Có hiệu quả với nhiều tình trạng răng.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm như:
- Tính thẩm mỹ không cao
- Thường gây khó chịu, vướng víu khi mới niềng
- Khí cụ cọ vào má dẫn đến nhiệt miệng, xước trong má
- Cần vệ sinh, chăm sóc kỹ càng cẩn thận để không bị sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu do vi khuẩn tích tụ.
Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi niềng răng kim loại
– Niềng răng mắc cài sứ:
Tương tự niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ cũng có cơ chế điều trị bằng cách sử dụng lực để tác động lên răng, giúp răng dịch chuyển nhưng thay bằng mắc cài có chất liệu bằng sứ. So với phương pháp trên, mắc cài sứ có ưu điểm sau:
- Thẩm mỹ cao hơn, do mắc cài có màu trắng gần giống với màu sắc của răng
- Độ bền cao nên cũng áp dụng được với nhiều tình trạng răng
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn từ 10-15 triệu đồng so với mắc cài kim loại
- Dễ bám màu, ố vàng nếu không vệ sinh đúng cách
Xem thêm: Mắc cài sứ Damon tại sao được nhiều người lựa chọn?
– Niềng răng trong suốt Invisalign:
Phương pháp niềng tiên tiến hiện đại nhất hiện nay, sử dụng khay niềng trong suốt để thay thế cho mắc cài dây cung, nắn chỉnh răng bằng lực đều, liên tục và từ từ. Đây được xem là phương pháp khắc phục được hầu hết các nhược điểm của niềng răng mắc cài:
- Áp dụng được với nhiều tình trạng răng từ đơn giản tới phức tạp
- Thẩm mỹ tuyệt đối nhờ khay niềng trong suốt
- Cho cảm giác nhẹ nhàng, không vướng víu, khó chịu
- Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống và vệ sinh
- Hạn chế nhiệt miệng, xước miệng
- Ít đau hơn
- Giảm tần suất tái khám, bệnh nhân không cần đến phòng khám thường xuyên.
Xem thêm: Review chi tiết quá trình niềng răng vô hình Invisalign
Tuy vậy, niềng răng Invisalign có hạn chế đó là chi phí tương đối cao, thường gấp 2-3 lần niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, hiện nay, tại các nha khoa đều có chính sách trả góp để khách hàng không cần trả một số tiền lớn trong 1 lần. Ví dụ như tại Nha khoa Thúy Đức, có chương trình trả góp trực tiếp với lãi suất 0%.
Xem chi tiết: Bảng giá niềng răng tại Thúy Đức
Nhổ răng kẹ thừa rồi bọc răng sứ
Với trường hợp răng của bạn không sai lệch nhiều và có khớp cắn tương đối chuẩn thì có thể áp dụng phương pháp này. Đặc biệt là khi răng kẹ mọc giữa 2 cửa.
Bằng cách này, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng thừa. Sau đó, mài đi một phần nhỏ 2 chiếc răng 2 bên rồi bọc sứ, giúp lấp khoảng trống của răng kẹ để lại đồng thời cải thiện được hình dáng, màu sắc của răng.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên được áp dụng với trường hợp khe hở giữa 2 răng nhỏ, nếu không răng sau khi phục hình sẽ rất to, không hài hòa, cân bằng với hàm răng.
Hơn nữa, bác sĩ cũng cần kiểm tra để đảm bảo răng đủ chắc khỏe thì mới có thể mài và bọc răng sứ được. Sau khi phục hình răng và xử lý được răng kẹ, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh để răng sứ được bền, răng được khỏe mạnh hơn.
Bọc răng sứ răng kẹ
Dù ít được sử dụng nhưng trong một vài trường hợp thì răng kẹ không bị nhổ đi mà được giữ nguyên rồi chụp răng sứ lên để nhìn giống một chiếc răng bình thường.
Biện pháp này được áp dụng khi răng kẹ đứng riêng lẻ hoặc với những người bị mất răng bên cạnh. Còn với những trường hợp còn lại, bọc sứ răng kẹ sẽ không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến tương quan chung của hàm răng và khớp cắn.
Như vậy, niềng răng sau khi nhổ đi răng kẹ vẫn là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất để xử lý những chiếc răng kẹ thừa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và trao đổi kỹ càng để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu nhiều thông tin để chọn được nha khoa uy tín điều trị cho mình.
Xử lý răng kẹ không khó, quan trọng là cần đúng phương pháp, đúng tình trạng răng và tìm đúng bác sĩ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và biết cách xử lý khi gặp tình trạng trên.